ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ VẤN ĐỀ BẢO MẬT TRUNG TÂM DỮ LIỆU

Điện toán đám mây - Cloud computing: Định nghĩa của điện toán đám mây vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Công ty tư vấn Accenture đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, hữu ích: Khả năng cung cấp năng động của IT (phần cứng, phần mềm, hoặc dịch vụ) từ các nhà cung cấp thứ ba qua mạng.
Gọi 090-515-0040 để báo giá
  • subtitles Nội dung đầy đủ

    Điện toán đám mây là gì?

    Điện toán đám mây là mô hình điện toán, không phải là một công nghệ. Trong mô hình này, tất cả các máy chủ, mạng, các ứng dụng và các yếu tố khác liên quan đến trung tâm dữ liệu được triển khai sẵn sàng cho IT và người dùng cuối thông qua Internet, cho phép IT có thể mua từng loại và số lượng của các dịch vụ điện toán mà họ cần. Mô hình đám mây khác hạ tầng truyền thống trong đó khách hàng cần phải tốn nguồn lực để quản lý. Thay vào đó, họ cắm vào "đám mây" cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng, các dịch vụ nền tảng (hệ điều hành), hoặc các dịch vụ phần mềm (chẳng hạn như ứng dụng SaaS), và hoạt động như trung tâm dữ liệu nội bộ hoặc máy tính cung cấp các chức năng tương tự.

    Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".

    Ngày nay, các thành phần liên quan đến CNTT như phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng ngày càng rẽ hơn, linh hoạt hơn và dễ dàng điều khiển, quản lý hơn cho các nhà quản trị trung tâm dữ liệu. Một ví dụ trong việc kinh doanh qua mạng là thay vì người dùng chờ đợi vài ngày hoặc vài tuần cho bất kỳ thay đổi phần cứng, các trung tâm dữ liệu điển hình có thể dễ dàng thêm dung lượng lưu trữ hoặc nâng cấp máy tính để phù hợp với sự phát triển nhanh của kinh doanh trực tuyến.

    Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ.

    BẢO MẬT TRUNG TÂM DỮ LIỆU

    Tính bảo mật, bảo toàn thông tin là yếu tố quan tâm đầu tiên của doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lý hệ thống trung tâm dữ liệu.

    Công nghệ điện toán đám mây hay ảo hóa máy chủ bao gồm các thành phần là tài nguyên vật lý, các phần mềm ảo hóa, máy ảo, hệ điều hành. Tuy nhiên những thành phần này đều tồn tại các vấn đề bảo mật.

    Người dùng công nghệ điện toán đám mây sẽ phải đánh giá khả năng rủi ro trước khi áp dụng mô hình này. Với công nghệ điện toán đám mây, người dùng – doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng trung tâm dữ liệu của mình một cách linh hoạt, có thể truy cập dữ liệu ở bất cứ đâu nhờ việc lưu trữ dữ liệu trên các đám mây thông tin tại các máy chủ mà không cần phải mang theo các bộ lưu trữ dữ liệu cồng kềnh hoặc lo lắng vấn đề quên đem theo, vấn đề bảo mật hay bị các phần mềm gián điệp tấn công. Tuy nhiên, vấn đề cần xác định là người dùng không thể quản lý hoàn toàn dữ liệu, vì vậy những thay đổi trong mô hình điện toán đám mây hoặc những ứng dụng sẽ làm tăng hoặc giảm rủi ro. Đối với gói dịch vụ sử dụng những ứng dụng với thông tin rõ ràng, có công cụ tiên tiến và tích hợp hệ thống thích hợp sẽ giúp giảm rủi ro về tính bảo mật. Đối với những ứng dụng không tương thích với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro về tính bảo mật.

    Vậy người dùng – doanh nghiệp làm gì để đảm bảo tính bảo mật? Để đảm bảo các dữ liệu được lưu trữ an toàn trên các “đám mây”, người dùng nên mở rộng và chú trọng hệ thống bảo mật để chúng tương thích với những nền tảng hiện có. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi chính sách bảo mật, người dùng cần chú ý đến những yếu tố như: chế độ bảo mật cần có những nguyên tắc gì, trung tâm dữ liệu được lưu ở đâu, quyền truy cập thuộc về ai? Và nhanh chóng phát hiện các lỗ hổng bảo mật nhằm có thể vá các lỗi này kịp thời, phòng ngừa rủi ro trước khi xảy ra tình trạng mất cắp hoặc thất thoát dữ liệu.

    Để tránh trường hợp tính bảo mật bị vi phạm mà không xử lý kịp thời người dùng cần đưa ra giải pháp giải quyết lỗi và định ra các kịch bản phản ứng nhanh trong các trường hợp bất ngờ xuất hiện. Ngoài ra người dùng cũng cần đảm bảo tính tương thích của dữ liệu đối với hệ thống bảo mật và ứng dụng được dùng, đảm bảo những ai được quyền truy xuất dữ liệu và các ứng dụng.

    Hơn nữa những nhà cung cấp công nghệ đám mây sẽ cung cấp cho người dùng thông tin về các ứng dụng của hệ thống, quy cách đăng tải dữ liệu, các công nghệ bảo mật được sử dụng. Nhờ đó, khi biết được đầy đủ, rõ ràng các thông tin bảo mật, người dùng sẽ dễ dàng lựa chọn trước khi đưa ra quyết định.

    Vấn đề khá quan trọng nữa ảnh hưởng đến tính bảo mật của trung tâm dữ liệu là lựa chọn nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây. Trước khi chọn sử dụng dịch vụ, người dùng – doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về lịch sử, tính uy tín, chính sách bảo mật của nhà cung cấp.

LIÊN HỆ

Hãy gửi cho chúng tôi mong muốn của quý khách. Chúng tôi sẽ hiện thực hóa nó

Văn phòng đại diện

20 Đặng Thái Thân, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại

+084.02583.550.579

0905150040