Codec được biết đến là một thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc là một ứng dụng phần mềm (đôi khi chỉ là một chương trình mã hóa), đảm nhiệm vai trò nén các tín hiệu hay dữ liệu số có kích thước lớn trở nên nhỏ gọn hơn, giúp tăng tốc độ truyền tải, sau đó hỗ trợ giải mã để phát lại nội dung. Cụm từ “Codec” bắt nguồn từ hai từ chính, đó là “COder” và “DECoder”, nên thông thường Codec sẽ bao gồm hai phần: một phần có nhiệm vụ mã hóa nén các tệp và một phần hỗ trợ giải mã để giải nén file.
Codec được biết đến là một thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc là một ứng dụng phần mềm (đôi khi chỉ là một chương trình mã hóa), đảm nhiệm vai trò nén các tín hiệu hay dữ liệu số có kích thước lớn trở nên nhỏ gọn hơn, giúp tăng tốc độ truyền tải, sau đó hỗ trợ giải mã để phát lại nội dung. Cụm từ “Codec” bắt nguồn từ hai từ chính, đó là “COder” và “DECoder”, nên thông thường Codec sẽ bao gồm hai phần: một phần có nhiệm vụ mã hóa nén các tệp và một phần hỗ trợ giải mã để giải nén file.
Trong thực tế, các tệp âm nhạc hay các đoạn video gốc chưa qua xử lý có thể nặng lên đến hàng trăm GB (GigaByte), nếu không được mã hóa thì việc lưu trữ hay gửi đi cũng chiếm rất nhiều thời gian và công sức. Đây chính là nguyên nhân hầu như đa số mọi người đều tìm đến với giải pháp dùng Codec.
Sản phẩm này được thiết kế với tính năng chính là giúp người dùng có thể nén lại các file video, hình ảnh và âm thanh có dung lượng lớn thành những file có kích thước nhỏ hơn, dễ dàng lưu trữ và truyền tải qua mạng Internet. Nói chung, codec hỗ trợ làm giảm kích thước của tệp dữ liệu, tăng cường sức mạnh xử lý (bao gồm nén và giải nén, mã hóa và giải mã), đảm bảo dù có giảm đi dung lượng nhưng chất lượng vẫn ổn định.
Công việc chính của codec là mã hóa chuyển đổi và đóng gửi thông tin thông qua đường truyền mạng, sau đó tiếp nhận lại dữ liệu để giải mã và trình phát. Bộ xử lý codec chủ yếu bao gồm bộ codec âm thanh và video codec. Các mã codec sẽ sử dụng một hệ thống các thuật toán để chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi byte kỹ thuật số, kèm theo hỗ trợ nén nhỏ nó đi để dễ dàng lưu trữ và gửi đi, sau đó giải mã chuỗi byte đó trở lại thành giọng nói hoặc video như ban đầu để nhận và phát ở điểm cuối.
Mỗi tập tin khác nhau thì luôn đòi hỏi cần có một Codec giải mã riêng, vì thế có rất nhiều loại codec trên thị trường. Tuy nhiên, có thể tóm gọn Codec được phân thành hai mảng chính, bao gồm:
Lossless Codec: giúp tạo một bản sao chính xác của bản gốc và hỗ trợ khôi phục cấu trúc lại dữ liệu ở định dạng ban đầu qua quá trình giải nén, giúp giữ nguyên chất lượng tương đương so với file gốc.
Một số định dạng khác nhau của codec video được dùng phổ biến hiện nay là:
Về mảng codec âm thanh, thông thường sẽ có một vài định dạng chính như MP3, FLAC, AC3, Dolby Digital Plus, DTS-HD, ALAC,…
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người dùng cần phân biệt được Codec và “vùng chứa” vì hai khái niệm này đôi lúc sẽ gây ra những nhầm lẫn cơ bản. Về định nghĩa, vùng chứa codec bao gồm một hay nhiều gói Codec khác nhau (audio, video hoặc cả hai) để giúp đồng bộ âm thanh và hình ảnh video một cách hoàn hảo nhất. Một số định dạng vùng chứa thông dụng hiện nay là MP4, MOV, WMV, AVI, v.v.
Trong quá trình sử dụng, người dùng không chỉ cần dùng một loại codec cơ bản là đủ mà phải bao gồm tổng hợp của rất rất nhiều loại khác nhau. Để đảm bảo bạn có thể giải mã và đọc hiểu tất tần tật các file âm thanh hay video hiện nay thì việc sử dụng những phần mềm tích hợp các gói Codec là lựa chọn hoàn hảo nhất.