UBND các tỉnh - quận - huyện - xã

Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. HĐND bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức HDND và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là HDND, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do HDND đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là UBND.

Hội đồng Nhân dân

Mỗi HDND có thường trực HDND gồm Chủ tịch HDND và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong HDND, thường là Phó Chủ tịch HDND. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.

Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.

Ủy ban Nhân dân

UBND, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. UBND các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu UBND chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước HDND và UBND cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HDND, UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp. UBND có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.

Sắp xếp theo
Hiển thị Trên mỗi trang

Màn hình ghép NEC (NEC Videowall)

Công nghệ trình chiếu trên các màn hình lớn ngày càng phát triển vượt bậc. Đã xuất hiện các giải pháp tốt giúp cho doanh nghiệp thiết kế một phòng họp trực tuyến với màn hình lớn, một không gian quảng cáo đặc biệt với hàng trăm màn hình LCD ghép lại với nhau…
Gọi 090-515-0040 để báo giá

Giải pháp màn hình LED

Giải pháp màn hình LED NEC là một trong những giải pháp tối ưu về giải pháp trình chiếu trên màn hình lớn .
Gọi 090-515-0040 để báo giá

CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ CÔNG

H2SOFT nhà cung cấp hàng đầu về nền tảng công nghệ phát triển chính quyền điện tử gắn liền với cải cách hành chính hỗ trợ chính quyền chuyển đổi từ hình thức quản lý sang hình thức phục vụ. Phát triển từ những thành công của một loạt dự án chính quyền điện tử tại hệ thống cổng thông tin Hà Nội, hệ thống tổng thể chính quyền điện tử Đà Nẵng, hệ thống kiểm soát thủ tục hành chính – Bộ Tư Pháp, các dịch vụ công mức 4 – Bộ Giao Thông, Bộ Y Tế … H2SOFT tiếp tục đầu tư làm chủ các công nghệ chính quyền điện tử của giai đoạn chuyển đổi từ quản lý sang phục vụ. Nền tảng chính quyền điện tử của Hanel bám sát các nhu cầu phát triển của chính phủ như nghị quyết 36a/ NQ-CP, nghị quyết 19/ NQ-CP và sẵn sàng cho các luật mới về thông tin như Luật tiếp cận thông tin. Hiệu quả của việc ứng dụng nền tảng chính quyền điện tử này không chỉ phục vụ cho quá trình tin học hóa chính quyền mà còn hướng tới một chính quyền thông thái hơn, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu ứng dụng của các sản phẩm chính quyền điện tử của Hanel là tăng từ 5 đến 10% hiệu quả kinh tế xã hội của thành phố, và gia tăng đáng kể chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.OEP (Open Egov Platform - OEP) được tích hợp từ các phần mềm mã nguồn mở hàng đầu trên thế giới trong từng thành phần và được thiết kế phù hợp với các hệ thống lớn và yêu cầu của hệ thống chính phủ điện tử. OEP cung cấp kiến trúc dữ liệu theo các quy định của Chính phủ Việt Nam trong từng lĩnh vực nghiệp vụ.
Gọi 090-515-0040 để báo giá

DỊCH VỤ AN TOÀN THÔNG TIN

Gọi 090-515-0040 để báo giá

DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

H2SOFT cung cấp các gói dịch vụ viễn thông đa dạng, đáp ứng thiết thực và hiệu quả nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức, với đội ngũ chuyên gia dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong thiết kế, xây dựng các hệ thống viễn thông và dữ liệu.
Gọi 090-515-0040 để báo giá

TRUNG TÂM DỮ LIỆU VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT

Hiện nay việc đầu tư một hệ thống lưu trữ trung tâm dữ liệu (server) với dung lượng lưu trữ cao và ổn định, bảo đảm an toàn có tác động, cũng như ảnh hưởng đến sự hoạt động cũng đơn vị . Đây cũng là một phần trong tích hợp hệ thống mà ngày nay càng ngày càng có nhiều đơn vị đầu tư cho hệ thống của mình.
Gọi 090-515-0040 để báo giá