UBND các tỉnh - quận - huyện - xã

Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. HĐND bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức HDND và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là HDND, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do HDND đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là UBND.

Hội đồng Nhân dân

Mỗi HDND có thường trực HDND gồm Chủ tịch HDND và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong HDND, thường là Phó Chủ tịch HDND. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.

Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.

Ủy ban Nhân dân

UBND, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. UBND các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu UBND chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước HDND và UBND cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HDND, UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp. UBND có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.

Sắp xếp theo
Hiển thị Trên mỗi trang

Phần mềm Quản lý Xử phạt vi phạm hành chính (H2S.QLXP)

Giá tham khảo : 30.000.000 đ (đối với đơn vị chủ quản) + 20.000.000đ (đối với đơn vị cơ sở).
Gọi 090-515-0040 để báo giá

Phần mềm Quản lý thi đua, khen thưởng

Phần mềm quản lý thi đua khen thưởng là phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý dữ liệu về thi đua và khen thưởng của toàn đơn vị được đơn giản và dễ dàng hơn. Phần mềm có thể quản lý các Quyết định khen thưởng, chi tiết khen thưởng đến từng đối tượng đượng khen thưởng. Giúp theo dõi quá trình khen thưởng của một cá nhân, tập thể được thuật tiện làm cơ sở để xét duyệt khen thưởng ở mức cao hơn. Ngoài ra phần mềm giúp kết xuất báo cáo dễ dàng và thuận tiện, in các quyết định khen thưởng trên phôi.
Gọi 090-515-0040 để báo giá

PHẦN MỀM QUẢN LÝ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

Thời gian qua, công tác quản lý văn bằng chứng chỉ (VBCC) được thực hiện bằng thủ công dưới dạng lưu trữ hồ sơ, sổ sách. Việc thực hiện chủ yếu bằng thủ công nên công tác thông kê, báo cáo, tra cứu thông tin, xác minh VBCC gặp nhiều khó khăn. Để công tác quản lý hồ sơ tốt nghiệp khoa học, lâu dài, quản lý thông tin VBCC giúp cho việc tra cứu , thẩm tra, chống sử dụng VBCC giả, hỗ trợ việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ (VBCC) trong toàn huyện do Phòng GD&ĐT câp và quản lý; Công ty Cổ Phần Công Nghệ H2SOFT xin giới thiệu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về Quản lý văn bằng chứng chỉ giúp quý khách hàng cập nhật, tìm kiếm, thống kê sô liệu quản lý một cách nhanh chóng, chính xác; hỗ trợ cung cấp đủ thông tin và hỗ trợ tra cứu tìm kiếm VBCC phục vụ nhu cầu thẩm định cho các nhà tuyển dụng, chống việc sử dụng VBCC giả; hiện đại hóa thủ tục hành chính công. Thực hiện trên nền tảng điện toán đám mây đáp ứng trên các thiết bị thông minh giúp cho việc xử lý công việc được thực hiện ở bất kỳ nơi nào có mạng internet.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ SỔ TAY ĐẢNG VIÊN (H2S – STDV)

Hiện tại, H2SOFT là một trong những đơn vị phần mềm tiên phong của Việt Nam cung cấp phần mềm Sổ tay đảng viên (H2S-STDV). Phần mềm được xây dựng trên tổ hợp nhiều nền tảng công nghệ khác nhau gồm hệ thống Client và Server. Sổ tay đảng viên (H2S-STDV) đáp ứng nhiều loại mô hình quản lý của Quý cơ quan như quản lý tập trung, quản lý phân tán. Phần mềm có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp xử lý với hệ thống phần mềm có sẵn của Quý đơn vị giúp rút ngắn thời gian xử lý các dữ liệu, giảm thiểu rủi ro, sai sót.
Gọi 090-515-0040 để báo giá

Thiết kế website giới thiệu du lịch

Thiết kế web giới thiệu du lịch đã trở thành yêu cầu quan trọng đối với rất nhiều doanh nghiệp, địa điểm du lịch ngày nay. Bởi với hơn 75% dân số trên toàn thế giới đều đã và đang sử dụng Internet làm công cụ chính để tìm kiếm thông tin về các địa điểm, các địa điểm du lịch đẹp và chất lượng. Chính vì thế, mà việc kinh doanh địa điểm du lịch online đang trở thành xu thế phổ biến trong ngành du lịch rất cạnh tranh và phát triển này.
Gọi 090-515-0040 để báo giá