Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. HĐND bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức HDND và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là HDND, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do HDND đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là UBND.
Hội đồng Nhân dân
Mỗi HDND có thường trực HDND gồm Chủ tịch HDND và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong HDND, thường là Phó Chủ tịch HDND. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.
Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.
Ủy ban Nhân dân
UBND, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. UBND các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu UBND chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước HDND và UBND cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HDND, UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp. UBND có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.
Trung tâm dữ liệu đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào. Nhờ vào trung tâm dữ liệu mà thông tin được tạo ra, tương tác và tạo ra hiệu quả hoạt động tốt hơn. Hiện nay doanh nghiệp thường có xu hướng chọn giải pháp ảo hóa hệ thống trung tâm dữ liệu và dùng công nghệ điện toán đám mây.
Điện toán đám mây - Cloud computing: Định nghĩa của điện toán đám mây vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Công ty tư vấn Accenture đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, hữu ích: Khả năng cung cấp năng động của IT (phần cứng, phần mềm, hoặc dịch vụ) từ các nhà cung cấp thứ ba qua mạng.
Hyper-V là thành phần trong chiến lược ảo hóa datacenter đến desktop của Microsoft, các tính năng ảo hóa server của Hyper-V có thể giúp ích không chỉ cho server ở qui mô công ty với hàng trăm hay hàng ngàn máy trạm, mà còn cả server trong các văn phòng nhỏ. Hyper-V cho phép tạo ra các máy ảo với dung lượng bộ nhớ lớn và sử dụng được CPU đa nhân ảo, có các giải pháp lưu trữ động, và thế hệ mạng mới tốc độ cao.Mặt khác, DN có thể hợp nhất các server của chi nhánh nhỏ nhờ các tính năng của Hyper-V và System Center, như giám sát và quản lý tập trung, sao lưu tự động và các công cụ quản lý khác. Điều này cho phép các văn phòng chi nhánh hoạt động mà không cần có bộ phận IT tại chỗ. System Center có thể tăng tính linh hoạt của hệ thống bằng cách chuyển các server vật lý thành các server trên máy ảo. Ví dụ, tính năng chuyển đổi vật lý sang ảo của System Center Virtual Machine Manager cho phép người quản trị chuẩn hóa nền tảng phần cứng server và chuyển một số ứng dụng nghiệp vụ sang máy ảo với thời gian gián đoạn tối thiểu. Với các công cụ giám sát của System Center, quá trình này có thể thực hiện tự động theo cách thức do người quản trị quyết định. Đồng thời 2 tính năng Live Migration, Cluster Shared Volumes của Hyper-V giúp người quản trị có thể xây dựng hệ thống ảo hóa mang tính chịu lỗi cao (Failover Clustering) giúp hệ thống máy chủ ảo hoạt động 24/7 và thời gian hệ thống ngưng hoạt động (down) là thấp nhất
Hệ thống Truyền thanh kỹ thuật số là một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại của Công ty Cổ phần công nghệ H2SOFT đáp ứng đầu đủ các yêu cầu được quy định theo Thông tư số 39/2020/TTBTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT dành để truyền thông, truyền tải tin tức (tin tức thường và tin tức truyền thanh) của các cấp chính quyền và người dân dựa trên hạ tầng truyền dẫn mạng 3G/4G/Wifi/Ethernet/FM đáp ứng nghiệp vụ thông tin cơ sở và phù hợp các yêu cầu trong thời đại mới.
Hiện nay, H2SOFT là một trong những đơn vị phần mềm tiên phong của Việt Nam cung cấp Phần mềm Quản lý Cơ sở dữ liệu Thừa phát lại (H2S-QLTPL) với mục tiêu Thu thập thông tin, dữ liệu về Thừa phát lại và hoạt động Thừa Phát lại trên địa bàn tỉnh, huyện quản lý để tạo lập một hệ CSDL Thừa Phát lại đầy đủ, lưu trữ và quản lý tập trung, thống nhất đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, hỗ trợ cán bộ nghiệp vụ quản lý tổng hợp và khai thác dữ liệu dễ dàng để báo cáo lãnh đạo, Bộ Tư pháp đồng thời phục vụ, hỗ trợ cho công tác điều tra, xét xử và thi hành án.
Cập nhật, lưu trữ thông tin và báo cáo đầy đủ CSDL về thừa phát lại: danh sách và thông tin về thừa phát lại hành nghề, danh sách thừa phát lại được cấp thê, bị tước thẻ, thu hồi thẻ thừa phát lại.
Cập nhật, lưu trữ thông tin và báo cáo đầy đủ CSDL về các hoặt động của Thừa phát lại bao gồm: tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án.
Cập nhật đầy đủ các biểu mẫu, báo cáo theo quy định.
Cụm thu phát thanh ứng dụng CNTT-VT là thiết bị có khả năng kết nối đến hệ thống máy chủ phần mềm quản lý tập trung truyền thanh ứng dụng CNTT-VT để nhận tín hiện truyền thanh số thông qua môi trường Internet. Cụm thu phát thanh ứng dụng CNTT-VT chịu sự quản lý tập trung từ phần mềm quản lý truyền thanh ứng dụng CNTT-VT. Cụm thu phát thanh ứng dụng CNTT-VT được chung tôi thiết kế và sản xuất dựa trên các quy định, hướng dẫn về hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT của nhà nước (Thông tư 39/2020/TT-BTTTT và Công văn 1273/BTTTT-TTCS). Cụm thu phát thanh ứng dụng CNTT-VT có các tính năng chính sau:
Thu và phát thứ tự các nội dung thông báo của các cấp chính quyền cơ sở bao gồm 3 cấp (Cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã);
Gửi thông tin trạng thái hoạt động lên hệ thống phần mềm quản lý;
Phát tin tự động theo lịch cài đặt sẵn: theo ngày, giờ định sẵn, lặp lại hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng các bản tin thông báo của các chính quyền đến các tổ dân phố khu dân cư;
Điều khiển cập nhật phần mềm từ xa thông qua hệ thống phần mềm quản lý tập trung;.